Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn trẻ năng động luôn khát vọng theo đuổi ngành Kỹ thuật cơ điện tử giải đáp câu hỏi: “Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?” và từ đó đề ra những định hướng tốt nhất cho tương lai.
Xem thêm : Làm Bằng Đại Học Để Phù Hợp Với Xu Hướng Tuyển Dụng Chung
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử.
Cơ điện tử là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…
Các hoạt động trải nghiệm thực tế của chương trình Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử:
- Các dự án cá nhân: tìm hiểu về môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn và quá trình thực hiện dự án.
- Tham gia các dự án với sự hướng dẫn của các giảng viên, nghiên cứu viên để hiểu rõ phương pháp quản lý dự án.
- Khóa kiến tập hè ít nhất 6 tuần tại doanh nghiệp nhằm khám phá các hoạt động thực tế, chức năng, nhiệm vụ và sự tương tác giữa các bộ phận trong các công ty cũng như sự phối hợp cùng các doanh nghiệp khác.
- Thực tập tốt nghiệp ít nhất 3 tháng tại các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp đối tác của USTH trong và ngoài nước.
Qua đó, sinh viên không chỉ có được kiến thức thực tế mà còn được rèn luyện tư duy phản biện, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo để tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế.
Ngoài ra, sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành trong phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại, tân tiến.
Bằng đai học kỹ thuật cơ điện
Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Hiện nay ở nước ta, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí:
– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
– Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
– Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư cơ điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, Cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, Cty CP công nghệ Meetech, Cty TNHH cơ điện tử Hiệp Phát,…
Tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng
Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ điện tử tương lai để khi các bạn bắt tay vào làm việc, có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý – ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ cơ điện tử theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử không, ngành Kỹ thuật cơ điện tử xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật cơ điện tử khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật cơ điện tử và mua bằng đại học kỹ sư cơ điện tử thành công trong tương lai.
Danh sách những trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật Cơ- điện tử bạn có thể tham khảo:
- Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
- Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
- Viện đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Mỏ – Địa chất.
- ĐH Công nghệ Sài Gòn.
– Miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Phương Đông
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Miền Trung:
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Phạm Văn Đồng
– Miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Mức lương ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Hiện chưa có thống kê cụ thể nào về mức lương của ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Tóm Tắt Nội Dung